Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Những điều cần biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đối tượng được tham gia Bảo hiểm xã hội:

- Tất cả công dân sống và lao động trên đất nước Việt Nam trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc.
- Quy định độ tuổi là : nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, đã có thời gian 15 năm đóng BHXH trở lên và nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, thì được phép đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm BHXH để được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng.

Mức đóng Bảo hiểm xã hội:

Mức đóng BHXH hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện nhân với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. Đóng BHXH theo mức thu nhập hàng tháng: thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất là gấp 20 lần lương tối thiểu.
Tỷ lệ đóng BHXH: Từ tháng 01/01/2012 - 01/12/2013 = 20%; Từ tháng 01/01/2014 trở đi = 22%.
Phương thức đóng BHXH :
- Phương thức đóng: đóng hàng tháng, hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.
- Thời điểm phải đóng:
+ Đóng 15 ngày đầu của tháng (đối với phương thức đóng hàng tháng).
+ Đóng 45 ngày đầu của quý (đối với phương thức đóng hàng quý).
+ Đóng 3 tháng đầu của 6 tháng(đối với phương thức đóng 6 tháng một lần).
- Người tham gia Bảo hiểm xã hội đóng trực tiếp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc quận huyện nơi đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Tạm dừng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện :

- Người tham gia được coi là tạm thời dừng đóng khi không đóng BHXH theo quy định tại điểm 4 nêu trên.
- Với trường hợp đã tạm dừng đóng, Nếu muốn tham gia BHXH tự nguyện trở lại thì thực hiện như đã đăng ký tham gia lần đầu vào tháng đầu quý.

Quyền lợi của người tham đóng Bảo hiểm xã hội:

Được hưởng những quyền lợi như khi tham gia BHXH bắt buộc:
+ Được hưởng chế độ hưu trí khi đã thực hiện đống được ít nhất 20 năm và đã qua độ tuổi lao động.
+ Được hưởng chế độ1 lần nếu không đủ điều kiện hưu trí hoặc muốn nhận sớm BHXH.
+ Thân nhân được hưởng chế độ Tử Tuất nếu người đóng chẳng may qua đời.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét